Giáo xứ Khoái Đồng Nam Địnhhttps://giaoxukhoaidong.com/uploads/logo.png
Thứ hai - 14/08/2023 10:31
Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, hay còn gọi là Lễ Đức Mẹ Mông Triệu, là ngày Lễ Trọng trong niên lịch phụng vụ của các Kitô hữu nói chung, cách riêng, của Giáo hội Công giáo Rôma, Chính Thống giáo Đông phương, và Giáo Hội Anh giáo.
Giáo Hội khẳng định rằng, ngay khi qua đời, cả linh hồn và thân xác của Đức Maria đã được Thiên Chúa đưa về thiên đàng. Điều này được các họa sĩ diễn tả bằng việc cách thiên thần nhỏ bé rước (nâng) Đức Mẹ lên trời. Kinh Thánh không đưa ra một bằng chứng trực tiếp nào về việc Đức Maria lên trời cả hồn lẫn xác. Tuy nhiên, Giáo Hội Công giáo lại rút ra kết luận đó từ trong Kinh Thánh. Tin mừng theo thánh Luca (Lc 1,28) gọi Đức Maria là “Đấng đầy ân sủng”. Vì đầy ân sủng nên Mẹ được gìn giữ khỏi phải chịu hậu quả của tội lỗi, tức là thân xác không phải hư nát sau khi chết và thân xác được hạnh phúc trên trời ngay cả khi ngày cánh chung chưa đến.
Giáo hội Công giáo tuyên xưng đây là một "tín điều" (tức là một điều buộc phải tin). Tín điều này do Giáo hoàng Piô XII ban hành vào ngày 1 tháng 11 năm 1950. Trong đó, Đức Giáo hoàng Piô XII tuyên bố rằng, "Sau khi hoàn tất cuộc đời dương thế, Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, vừa vô nhiễm vừa trọn đời đồng trinh, đã được đưa vào vinh quang thiên quốc cả hồn lẫn xác”. Dựa vào đâu mà Giáo Hội khẳng định Đức Maria hồn xác lên trời? Ít nhất là vì Đức Maria được Thiên Chúa gìn giữ “vô nhiễm nguyên tội”, là Mẹ Thiên Chúa, nghĩa là, Đức Giêsu đón nhận thân xác từ nơi Đức Maria; và vì Mẹ liên kết chặt chẽ với Đức Kitô trong chương trình cứu độ, nên Đức Mẹ cũng xứng đáng được chia sẻ tình trạng vinh quang của thân xác. Nói cách khác, thân xác Đức Maria không hề vương vấn tội trần, và vẫn trinh khiết vẹn toàn, nên thân xác ấy thật xứng đáng không bị hư nát sau khi chết. Ngay từ những thế kỷ đầu, các Giáo Hội Đông phương đã cử hành “Lễ Đức Mẹ An giấc”, hay còn gọi là “Lễ Đức Mẹ ngủ”. Niềm tin ấy cho rằng, thân xác Đức Mẹ đã được phục sinh trước khi được đưa lên thiên đàng. Và ngày lễ này đã được cử hành vào ngày 15 tháng 8 hàng năm. Cho đến nay, vẫn chưa có tài liệu đáng tin cậy nào cho biết thời gian, địa điểm cũng như hoàn cảnh Đức Mẹ qua đời, nhưng sự kiện đó đã được các tín hữu sơ khai ghi nhận. Các thánh Ephrem, Hieronimô và Augustinô đều đề cập đến việc Đức Maria đã qua đời. Nói chung, các thánh giáo phụ đều có chung quan điểm rằng, tuy không bị luật tự nhiên chi phối là phải chết, và vì không mắc Tội nguyên tổ, nên thân xác Đức Maria hẳn phải giống với thân xác của con Mẹ là Đức Giêsu. Đức Mẹ Lên Trời là một ngày lễ lớn, thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 8. Ở một số quốc gia châu Âu, đây là ngày nghỉ lễ chính thức, bao gồm: Áo, Bỉ, Pháp, Hy Lạp, Ý, Malta, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Croatia, Litva, Luxembourg, Tây Ban Nha, (một phần) Thụy Sĩ, Chile, Ecuador, Liban, Sénégal. Bên Giáo hội Chính Thống giáo Đông Phương, vì theo lịch Julian, nên ngày lễ này vào ngày 28 tháng 8, và là một ngày nghỉ lễ ở các quốc gia có cộng đồng Chính thống giáo lớn như Cộng hòa Macedonia, România, Gruzia và Hy Lạp. Đặc biệt, thủ đô của nước Paraguay được đặt tên là Asunción (nghĩa là Mông Triệu hay Hồn xác lên trời) để tôn vinh việc Đức Maria được rước lên trời. Lạy Đức Maria, hôm nay, Giáo Hội mừng Mẹ được Thiên Chúa đưa về trời cả hồn lẫn xác. Người là khởi đầu, là hình ảnh của Hội Thánh viên mãn/ là niềm an ủi và hy vọng tràn trề cho dân thánh trong cuộc lữ hành trần thế, đã không chịu cảnh hư nát trong mồ, vì Người đã sinh hạ Con yêu quý của Thiên Chúa, xin Mẹ chuyển cầu cho tất cả mọi người chúng con. Amen.
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Nhà thờ Khoái Đồng tọa lạc tại số 127 Lê Hồng Phong, phường Nguyễn Du, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, ngay bên bờ hồ Vị Xuyên.
II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Nhà thờ Khoái Đồng, theo tục truyền, còn có tên gọi là Khói Đồng, là tên của...