CHÂN LÝ GIẢI THOÁT_06

Thứ sáu - 23/09/2022 10:47
Thiên Chúa đã dựng nên người nam bình đẳng với người nữ. Vì vậy, hai vợ chồng phải sống bình đẳng với nhau, cùng hỗ tương, và trợ giúp lẫn nhau trong mọi công việc của đời sống gia đình.
Sách Sáng thế diễn tả mối tương quan giữa người nam và người nữ theo một cung cách rất thú vị. Người nam ưu tư đi tìm cho mình “một trợ tá tương xứng” hầu lấp đầy nỗi cô đơn bức bối mà tương quan với các loài vật không khỏa lấp được. Người nam muốn tìm gặp một “khuôn mặt”, một “đối tác” phản chiếu tình yêu Thiên Chúa và có thể là trụ cột để tựa nương. Sách Diễm ca đã nói, “Người tôi yêu thuộc trọn về tôi và tôi thuộc trọn về chàng” (Dc 2,16). Cuộc gặp gỡ giữa người nam và người nữ đã chữa lành được nỗi cô đơn này, và từ đó phát sinh gia đình và sự sống mới.
Ađam, người đàn ông, cũng là con người của mọi thời, mọi vùng miền trên trái đất này, cùng với vợ mình, khai sinh một gia đình mới. “Người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt” (Mt 19,5; St 2,24). Động từ “gắn bó,” trong nguyên ngữ Hipri, ám chỉ một sự hòa điệu sâu xa, một sự gắn bó cả về thể xác lẫn tâm hồn đến độ nó được dùng để diễn tả sự kết hiệp với Thiên Chúa như tác giả thánh vịnh vẫn hát, “Trót cả tâm tình, con cùng Ngài gắn bó” (Tv 63,9). Đời sống hôn nhân, vì thế, sẽ không chỉ là sự phối hợp tính dục và thân xác mà còn cả trong tình yêu tự nguyện trao hiến. Kết quả là họ “thành một xương một thịt,” là sự gắn kết giữa hai trái tim và cả đời sống. Vì vậy, hai vợ chồng phải sống bình đẳng với nhau, cùng hỗ tương, và trợ giúp lẫn nhau trong mọi công việc của đời sống gia đình. (x. Amoris Laetitia, 12-13)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi