TÌNH YÊU NƠI HANG ĐÁ

Thứ tư - 18/12/2024 22:28
"Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm ( Luca 2:14). Giáng Sinh ngày nay, không chỉ là ngày đại Lễ của những người theo đạo Công giáo, mà đã trở thành ngày hội lớn của người dân trên toàn thế giới. Cứ đến tháng 12 hàng năm khắp các phố phường , ngõ xóm, đều rực rỡ sắc màu đèn, hoa, cây thông…. trang trí mừng Giáng sinh. Ở các xứ đạo, các gia đình, các nhà thờ hân hoan dựng những hang đá, và đầu tư nhiều thời gian để làm đẹp cho không gian Chúa Giáng Sinh. Có bao giờ chúng ta đặt câu hỏi các nhân vật trong đó là ai và có ý nghĩa gì đối với sự kiện Chúa Giáng Sinh?
TÌNH  YÊU NƠI HANG ĐÁ
   
     Để tìm câu trả lời chúng ta hãy quay ngược thời gian trở về với thời điểm trước khi có phong trào dựng hang đá Giáng sinh nhé.
   
Chuyện kể rằng, vào năm 1223, khi chỉ còn đúng 2 tuần nữa là đến đại lễ Chúa Giáng Sinh, Thánh Phan-xi-cô Assisi gặp một thầy mới tập tu tên Jean Velita. Ngài ngỏ lời với thầy đó rằng, mình mong ước được cử hành Lễ Giáng Sinh để suy tôn việc Chúa ra đời tại hang Bê-lem. Nhưng phải làm sao thể hiện được sự khó nhọc và đau khổ của Chúa từ khi còn thơ bé. Ngài muốn làm một hang đá đúng như thật, có cỏ khô, một con lừa, một con bò, để giống với bò và lừa năm xưa chầu quanh Chúa Hài Đồng. Và thầy đó đã nghe lời Thánh Phan-xi-cô, làm một hang đá đúng như lời Thánh Phanxicô đã dặn. Từ chiếc máng cỏ đầu tiên tại Greccio đó, hàng năm các giáo xứ và nhà thờ khắp nơi trên thế giới đều làm hang đá với cây thông để chào đón đại Lễ Chúa Giáng Sinh.
Xin mời quý vị xem video toàn cảnh tại link youtube sau:
 

z6144731459311 3043b14fc156038638aaab2bb5635954
   
   “Hang đá” mô tả màu nhiệm Nhập thể của con Thiên Chúa với sự đơn giản, niềm vui, và khơi dậy rất nhiều điều kỳ diệu khiến chúng ta cảm động vì nó biểu lộ sự dịu dàng của Thiên Chúa, Đấng hạ mình xuống với sự nhỏ bé của con người, Đấng trở nên nghèo khó để mời gọi chúng ta đi theo con đường khiêm nhường để gặp gỡ và phục vụ Người với lòng thương xót, nhất là tình cảm dành cho những anh chị em nghèo khổ nhất.

z6144738470497 070a0402d58886d3b9f18ee9ed563d46
 
    Quang cảnh các mục đồng các thiên thần, ngôi sao chỉ đường, người nghèo hay những ngôi nhà và tòa nhà đổ là dấu hiệu hữu hình của nhân loai sa ngã mà Chúa Giêsu đã đến để chữa lành và xây dựng lại. Những ngọn núi, dòng suối, chiên cừu đại diện cho tất cả công trình sáng tạo tham gia vào ngày hội Đấng Thiên Sai đến. Các Thiên thần và sao chổi là dấu hiệu cho thấy “chúng ta được kêu gọi lên đường đến hang đá và thờ lạy Chúa”. Các mục đồng nói với chúng ta rằng họ là “những người thấp kém và nghèo nhất nhưng lại biết cách chào đón “mầu nhiệm Nhập Thể”.

z6144751006869 3d2c40138920788c5725d7dee23b1ad9
   
   Trong hang đá cũng có thể có các nhân vật rất nhỏ dường như không liên quan gì đến Tin mừng. Sự thật trong thế giới mới được Thiên Chúa tái lập, có chỗ cho tất cả mọi người và mọi sinh vật. Từ mục đồng đến thợ rèn, từ thợ làm bánh đến nhạc sĩ, từ những người phụ nữ mang bình nước cho những đứa trẻ chơi biểu thị cho sự thánh thiện, niềm vui làm những công việc hàng ngày theo cách phi thường.

 
z6144763481438 8d5e5c6c3bc8ccbf0727e994c44218d9
   
    Mẹ Maria là “chứng tá của sự hoàn toàn phó thác trong Đức Tin theo Thánh ý Chúa và Thánh Giuse cũng thế, là người không mệt mỏi chăm sóc và bảo vệ Thánh Gia”.

z6144773670706 5dcabd7a139c6ab1e37ccc41349b0c70
   
   Trong máng cỏ có Hài nhi bé nhỏ, chính là Đức Giêsu - Thiên Chúa làm người. Việc làm của Ngài không thể đoán trước được, vượt ra ngoài kế hoạch và suy nghĩ của chúng ta. Ngài tỏ mình ra như một đứa trẻ để chúng ta có thể ôm nhận trong vòng tay của mình.

z6145320898765 1dbb71f56859eb47b9f8bb716c6555c3

   Cuối cùng là các đạo sĩ. Các ngài gửi cho chúng ta thông điệp rằng: chúng ta có thể từ nơi rất xa, đến với Chúa Kitô.
 
z6144808450039 25916ab5c60c1df7f4c4f3d5e06d41f1   
    Hang đá là một phần của hành trình Tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại. Thiên Chúa đã trở thành một hài nhi để nói với chúng ta rằng, Người gần gũi với con người dù chúng ta ở trong bất cứ hoàn cảnh nào”

Lạy Chúa,
Chúng con cùng nhau chiêm ngắm Hang Đá và nhận ra sự giản dị mà cao cả của sự nhập thể. Nơi máng cỏ này, chúng con thấy tình yêu vô biên của Thiên Chúa, một tình yêu đã vượt qua mọi giới hạn để đến gần nhân loại.
Xin dạy chúng con biết sống đơn sơ như Chúa, biết chia sẻ tình yêu và lòng bác ái với mọi người xung quanh, đặc biệt là những ai nghèo khó, đau khổ và cô đơn trong mùa Giáng Sinh này.

Lạy Chúa Giêsu,
Cộng đoàn chúng con xin dâng lên Ngài tâm hồn và đời sống của mỗi người nơi đây. Xin ban cho chúng con một trái tim biết yêu thương và tha thứ, biết sống hòa bình và hiệp nhất.
Xin cho Hang Đá Giáng Sinh không chỉ là một biểu tượng, mà còn là một lời mời gọi chúng con sống đời tín thác và hy vọng vào tình yêu của Chúa mỗi ngày.

Lạy Mẹ Maria và Thánh Giuse,
Xin đồng hành cùng chúng con, như Mẹ và Thánh Cả đã đồng hành bên Chúa Hài Đồng nơi Hang Đá. Xin cầu bầu để mỗi gia đình chúng con trở thành một "Hang Đá sống động," đầy ắp tình yêu, niềm vui và sự bình an của Chúa. Amen.
                                                                                     
Nguồn: Vatican news Tiếng Việt

Tác giả: BAN TRUYỀN THÔNG GX KHOÁI ĐỒNG

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Giới thiệu nhà thờ Giáo Xứ Khoái Đồng - Nam Định

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ            Nhà thờ Khoái Đồng tọa lạc tại số 127 Lê Hồng Phong, phường Nguyễn Du, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, ngay bên bờ hồ Vị Xuyên. II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Nhà thờ Khoái Đồng, theo tục truyền, còn có tên gọi là Khói Đồng, là tên của...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi