Giáo xứ Khoái Đồng Nam Địnhhttps://giaoxukhoaidong.com/uploads/logo.png
Thứ tư - 26/10/2022 17:46
Thánh Tống Viết Bường sinh năm 1773 tại Phủ Cam, Huế. Ngài là quan thị vệ của triều đình Huế, có hai đời vợ với mười hai người con. Ông nội và thân sinh của ngài là những người kính sợ Thiên Chúa, nhiều đời làm quan phục vụ Chúa Nguyễn.
Quan thị vệ Bường là một vị quan liêm chính, được thăng đến chức thị vệ hoàng cung và nhiều lần được vua Minh Mạng khen ngợi. Dù bận việc quân, quan thị vệ vẫn luôn nhớ bổn phận làm con Thiên Chúa trong việc sống đạo và giáo dục đức tin cho con cái. Sau một lần đánh dẹp quân nổi loạn, quan quân kéo đến chùa Non Nước để tạ ơn trời phật, nhưng quan thị vệ Bường không tham gia vì ngài là người Công giáo. Sự việc đã đến tai vua Minh Mạng. Trước mặt vua quan, quan thị vệ Bường khẳng khái tuyên xưng đức tin Công giáo. Nhà vua tức giận hạ lệnh xử trảm. Nhưng vì có các đại thần can gián, vua truyền lệnh đánh 80 đòn, lột hết chức tước bổng lộc và đuổi về làm thứ dân. Năm 1832, vua Minh Mạng duyệt xét danh sách binh lính Công giáo thì thấy thiếu tên thị vệ Bường, vì đã bị đuổi khỏi chức quan. Vua hạ lệnh bắt giam ngài vào Trấn Phủ. Thời gian đầu, cứ độ mười ngày một lần, ông Bường bị đem ra tra khảo về niềm tin. Lần nào quan cũng hỏi : "Có bỏ đạo không?" Và lần nào cũng trả lời: “Lâu nay tôi chỉ thờ một Thiên Chúa dựng nên vạn vật, lẽ nào bây giờ tôi lại bỏ Chúa tôi?” Mỗi lần như vậy là bị 20 đòn rách da xé thịt. Bốn lần quân lính khiêng qua Thập Giá, ông đều mạnh mẽ chống cự đến cùng. Lần kia, quan bắt lính kéo chân ông chạm vào Thập giá, ông phản đối: “Việc này do quan làm, chứ tôi không bao giờ làm như thế”. Quan tức giận truyền đánh tàn nhẫn hơn mọi lần khác. Ông đội Bường vẫn không chối bỏ đạo và trung kiên chịu đựng nhục hình vì lòng yêu mến Chúa. Khi quan Thượng thư bộ hình Võ Xuân Cần khuyên bỏ đạo, ngài khiêm tốn trả lời: “Quan lớn có lòng thương thì tôi đội ơn quan lớn, nhưng xin quan lớn để tôi được giữ trọn chữ trung với Đức Chúa Trời là Thiên Chúa tôi thờ”. Vì quan thị vệ Bường có nhiều công lao với triều đình nên vua muốn cuộc xử án diễn ra âm thầm, tránh gây ồn ào trong dư luận. Án xử trảm được thi hành tại pháp trường Thợ Đúc vào buổi tối ngày 23/10/1833. Thi hài của thánh nhân được an táng trong cung thánh nhà thờ Phủ Cam. Quan thị vệ Phaolô Tống Viết Bường được tôn lên bậc chân phước ngày 27/05/1900 và được tôn phong hiển thánh ngày 19/6/1988.
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Nhà thờ Khoái Đồng tọa lạc tại số 127 Lê Hồng Phong, phường Nguyễn Du, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, ngay bên bờ hồ Vị Xuyên.
II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Nhà thờ Khoái Đồng, theo tục truyền, còn có tên gọi là Khói Đồng, là tên của...